Mẫu cv xin việc hay và ấn tượng nhất hướng dẫn cách viết đơn xin việc kế toán, công nghệ thông tin, kinh doanh, bán hàng và nhiều mẫu cv thuộc nhiều ngành khác

CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI GIẢM GIÁ LỚN

Mở rộng diện giao dịch điện tử, tạo thuận lợi cho người nộp thuế



Bên cạnh việc giải quyết các bất cập, vướng mắc đang tồn tại thì việc cung cấp các căn cứ pháp lý để mở rộng diện giao dịch điện tử, thúc đẩy cải cách hành chính thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế được xem là mục tiêu quan trọng nhất khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư 110/2015/TT-BTC ngày 28/7/2015, có hiệu lực kể từ ngày 10/9/2015 (TT 110). Tìm hiểu cụ thể hơn về những quy định mới của văn bản này, Phóng viên đã có cuộc trao đổi với bà Lê Thị Duyên Hải - Vụ trưởng Vụ Kê khai và kế toán thuế của Tổng cục Thuế - đầu mối giúp Bộ Tài chính xây dựng và hoàn thiện TT 110.
Thưa bà, việc giao dịch điện tử về thuế đã dần trở nên phổ biến trong cộng đồng DN; trước đây cũng đã có nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện việc này, vậy tại sao mới đây Bộ Tài chính lại lại ban hành thêm một văn bản là Thông tư 110 về triển khai giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế?
Đúng là từ năm 2010, việc thực hiện khai thuế, nộp thuế điện tử đã được Bộ Tài chính hướng dẫn tại Thông tư số 180/2010/TT-BTC ngày 10/11/2010; đến năm 2013 tiếp tục hướng dẫn bổ sung bằng Thông tư số 35/2013/TT-BTC ngày 1/4/2013. Các cơ sở pháp lý được ban hành kịp thời này đã tạo nền tảng quan trọng để cùng với nỗ lực hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc của cơ quan thuế các cấp, đến nay cả nước đã có 98% DN khai thuế qua mạng Internet và hơn 400 ngàn DN đăng ký nộp thuế điện tử, góp phần tích cực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo mục tiêu đã được nêu tại Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ.
Tuy nhiên trước yêu cầu quản lý ngày càng tăng cao; số lượng các tổ chức, cá nhân thực hiện khai, nộp thuế điện tử ngày càng lớn với diện giao dịch ngày càng mở rộng đòi hỏi cơ sở pháp lý thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế cũng phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để đảm bảo bao quát hết mọi tình huống phát sinh trong thực tế, nhất là đối với các vướng mắc liên quan đến điều kiện hạ tầng kỹ thuật, liên quan đến đòi hỏi chính đáng của người nộp thuế, cả việc phân định trách nhiệm của cơ quan thuế và người nộp thuế khi xảy ra sự cố.... Quan trọng nhất là để thực hiện được mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế trong các lĩnh vực hoàn thuế, thanh tra và giải quyết khiếu nại về thuế mà Chính phủ giao trong năm 2015, ngoài việc đảm bảo giải quyết thủ tục hành chính thuế đúng quy định, đúng thời hạn, ngành thuế phải thực hiện cung cấp các dịch vụ thuế điện tử ở cấp độ 4 cho người nộp thuế, tương ứng phải công khai quá trình giải quyết, kết quả giải quyết hồ sơ, thủ tục của người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để người dân và DN biết, giám sát, đảm bảo công khai, minh bạch. Do đó, Bộ Tài chính đã ban hành TT 110 có hiệu lực từ 10/9/2015 đã bổ sung các căn cứ pháp lý quan trọng để ngành thuế khắc phục các hạn chế đang tồn tại về giao dịch điện tử, đồng thời thực hiện thành công các mục tiêu cải cách theo Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính Phủ.
Xin bà cho biết đâu là những điểm khác biệt tạo nên những ưu thế nổi trội của Thông tư 110  so với các văn bản hướng dẫn về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế trước đó?
Điểm khác biệt quan trọng nhất của TT 110  so với các Thông tư trước đó chính là quan điểm “hành chính thuế điện tử” xuyên suốt toàn bộ nội dung Thông tư. Nếu như trước đây, việc cung cấp các dịch vụ thuế điện tử cho người nộp thuế (khai điện thuế tử, nộp thuế điện tử) có tính hỗ trợ và mới chỉ thực hiện ở một số bước tiếp nhận hồ sơ thì nay với Thông tư 110, việc thực hiện thủ tục hành chính thuế bằng phương thức điện tử giữa người nộp thuế và cơ quan thuế có tính toàn diện và tính pháp lý cao. Cụ thể, nội dung TT 110 có 5 điểm mới:
Thứ nhất, bổ sung các thủ tục hành chính thuế điện tử theo quy định của Luật Quản lý thuế gồm: đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và tiếp nhận các hồ sơ, văn bản khác của người nộp thuế gửi đến cơ quan thuế bằng phương thức điện tử, theo đó người nộp thuế chỉ phải đăng ký một lần với cơ quan thuế để thực hiện đầy đủ các giao dịch điện tử với cơ quan thuế.
Thứ hai, bổ sung việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế bằng phương thức điện tử bao gồm: tra cứu thông tin của người nộp thuế, gửi các thông báo của cơ quan thuế đối với người nộp thuế, đồng thời, quy định các cơ quan nhà nước đã kết nối, trao đổi, truyền, nhận thông tin với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử phải sử dụng chứng từ điện tử do cơ quan thuế cung cấp để giải quyết các thủ tục hành chính cho người nộp thuế, không được yêu cầu người nộp thuế nộp chứng từ giấy.
Thứ ba, bổ sung quy định về chữ ký số, mã xác thực giao dịch điện tử trong trường hợp chưa được cấp chứng thư số.
Thứ tư, sửa đổi những quy định về xử lý sự cố trong giao dịch điện tử, theo đó người nộp thuế không bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chậm nộp hồ sơ thuế điện tử, được miễn tiền chậm nộp cho khoản nộp có hạn nộp nằm trong khoảng thời gian hệ thống có sự cố theo thông báo của Tổng cục Thuế. Việc miễn tiền chậm nộp được hệ thống quản lý thuế của Tổng cục Thuế thực hiện. Tổng cục Thuế có trách nhiệm thông báo trên Trang thông tin điện tử (www.gdt.gov.vn) cho người nộp thuế biết về sự cố của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thời gian hệ thống tiếp tục vận hành. 
Thứ năm, thủ tục cấp Giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN được chuyển thành: tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin được Tổng cục Thuế ký thỏa thuận cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Ngoài ra, theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính, Thông tư 110 đã sửa đổi các mẫu biểu, thông báo giao dịch trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế đảm bảo phù hợp với những nội dung mới sửa đổi, bổ sung của Thông tư theo nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện.
Từ ý chí đến hành động bao giờ cũng có khoảng cách trong khi thời hạn hoàn thành các mục tiêu về cải cách thủ tục hành chính thuế trong năm 2015 đang rất gần, nhất là đến 30/9 ngành thuế phải đảm bảo có 90% các DN trong diện quản lý thực hiện nộp thuế điện tử. Vậy ngành thuế đã có giải pháp gì để nhanh chóng đưa TT 110 vào thực tế, trở thành công cụ thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu đề ra?
Hiện Tổng cục Thuế đang tập trung nâng cấp Trang thông tin điện tử để trong thời gian tới tiếp nhận đầy đủ các hồ sơ khai thuế bằng phương thức điện tử, tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế, hoàn thuế điện tử, tích hợp với Hệ thống quản lý thuế tập trung để gửi các thông báo cho người nộp thuế bằng phương thức điện tử. Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cũng tích cực mở rộng phối hợp thu với 42 ngân hàng trong nước và ngoài nước đã ký thỏa thuận nộp thuế điện tử với Tổng cục Thuế và thêm một số ngân hàng nữa sẽ ký kết trong thời gian tới.
Đồng thời, Tổng cục Thuế đang triển khai nhiều Quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác với các cơ quan có liên quan để thực hiện liên thông trong việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho người nộp thuế bằng phương thức điện tử. Cùng với đăng ký DN, đăng ký thuế điện tử với cơ quan đăng ký kinh doanh, tới đây ngành thuế tiếp tục triển khai kết nối với các cơ quan khác như: tài nguyên môi trường, công an... để thực hiện các thủ tục hành chính bằng phương thức điện tử trong thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nộp lệ phí trước bạ và đăng ký ô tô, xe máy...
Tôi cho rằng, khi TT 110 được triển khai thực hiện, người nộp thuế sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ các giao dịch điện tử về thuế, trong khi cơ quan thuế hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí thời gian, tiền bạc và nguồn nhân lực cho cả người nộp thuế, cơ quan thuế và toàn xã hội, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, đúng như mục tiêu của Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ đã đề ra.
Xin cám ơn bà/.


[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Footer Widget#1

Return to top of page