Mẫu cv xin việc hay và ấn tượng nhất hướng dẫn cách viết đơn xin việc kế toán, công nghệ thông tin, kinh doanh, bán hàng và nhiều mẫu cv thuộc nhiều ngành khác

CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI GIẢM GIÁ LỚN

5 bí quyết phỏng vấn kế toán bỏ túi cho người mới tốt nghiệp



Với rất nhiều người mới ra trường, phỏng vấn xin việc luôn là một thử thách nhiều áp lực bởi sự non nớt về kinh nghiệm hoặc thiếu tự tin về một mặt nào đó. Tuy nhiên, bạn sẽ tự tin hơn nhiều với 5 bí quyết phỏng vấn xin việc kế toán mà kế toán hà nội đã đúc kết lại như sau.
Sau những năm tháng miệt mài trên băng ghế nhà trường, cuối cùng bạn cũng cầm được tấm bằng tốt nghiệp để bắt đầu một cuộc sống mới. Ngoại trừ những ai đã được “sắp xếp” một công việc mong muốn hoặc tự mở lối kinh doanh riêng, phỏng vấn xin việc luôn là một thử thách khiến hầu hết sinh viên mới ra trường phải hồi hộp, lo lắng đôi khi đến mất ăn mất ngủ.

Làm sao để vượt qua áp lực và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng? Không có bí quyết nào có thể đảm bảo 100% bạn sẽ trúng tuyển ngay nhưng những gợi ý đơn giản sau đây luôn có thể giúp bạn ghi thêm điểm.

1. Làm đẹp lý lịch trực tuyến

“Những người đã hoặc sắp tốt nghiệp nên đảm bảo rằng họ đã nỗ lực tối đa trong việc tìm kiếm trên mạng, nêu bật các kỹ năng, thành tích và lĩnh vực chuyên môn của mình để mọi nhà tuyển dụng tiềm năng đều có thể thấy rõ”, Mike Zammuto, chủ tịch kiêm giám đốc hoạt động của công ty dịch vụ quản lý Reputation Changer nói.

Hãy đảm bảo rằng mỗi ngày bạn dành ít nhất 1 giờ đăng tải, chỉnh sửa và cập nhật hồ sơ của mình trên các trang mạng xã hội như LinkedIn, Twitter, Google+ và blog. Hãy tạo ra một danh sách các ví dụ về những công việc bạn từng làm từ thời kỳ thực tập, các khóa học kỹ năng hay những dự án riêng. Một bản lý lịch trực tuyến sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về những giá trị bạn có thể đem lại cho họ.

2. Một bản lý lịch truyền thống vẫn luôn quan trọng

Bản lý lịch cá nhân không thôi là chưa đủ, tuy nhiên nó vẫn rất quan trọng. “Bạn cần có một bản lý lịch với các chi tiết cụ thể cho mỗi công việc cụ thể và một trang thông tin cá nhân trên mạng việc làm LinkedIn cho thấy thông điệp thực sự của bản lý lịch”, Martin Yate, tác giả cuốn sách bạn chạy nhất nước Mỹ “Hãy hạ gục họ: Những bí mật và chiến lược cho người lần đầu đi tìm việc” cho biết. “Cả hai thứ trên đều là những thành phần quan trọng của một đợt tìm việc mới”

3. Đừng ngần ngại bộc lộ cá tính

Điều quan trọng nhất một ứng viên cần nhớ trong quá trình phóng vấn đó là hãy là chính mình”, Alexa Hamill, trưởng bộ phận tìm kiếm ứng viên tại các đại học Mỹ của hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers khẳng định. Cá tính của bạn có thể giúp bạn nổi bật trong đám đông ứng viên.

Khi có quá nhiều người cạnh tranh cho cùng một vị trí với trình độ tương đương, nhà tuyển dụng thường chọn những người họ thấy thú vị khi làm việc cùng hàng ngày.

4. Hãy đặt một vài câu hỏi độc đáo, thông minh

Bà Hamill cũng cho biết thêm rằng, trong một cuộc phỏng vấn “loại câu hỏi một ứng viên tiềm năng đưa ra có thể khiến họ trở nên nổi bật”.

Những câu hỏi lặp đi lặp lại như: “Bước tiếp theo trong quá trình tuyển dụng là gì?” hoặc “Chuyện gì đã xảy ra với người tiền nhiệm của tôi?” cũng chấp nhận được và có thể nhận được những câu trả lời thiết thực.

Nhưng bạn cũng nên thử tạo ra điểm nhấn cho riêng mình bằng những câu hỏi độc đáo, cho thấy bạn đã nghiên cứu kỹ về vị trí này và thực sự hào hứng với công việc. “Những câu hỏi mạnh mẽ cho thấy bạn đã chuẩn bị trước hay chưa, có hiểu về ngành nghề hoặc công việc hay không, có muốn tìm hiểu sâu hơn về các trách nhiệm của mình hay không”, Arlene Vernon, chủ tịch của công ty tư vấn nhân sự và đào tạo HRx, Inc. khẳng định.

5. Hãy tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn và ghi âm lại

“Bất kỳ sự tương tác nào bạn có như là bước khởi đầu sự nghiệp với chủ sử dụng lao động mới đều là một cơ hội để gây ấn tượng và phô diễn các kỹ năng, giá trị bạn có”, Hamill nói tiếp. “Cần chắc chắn rằng trông bạn thật tự tin”. Hãy ghi âm lại những câu trả lời của mình và cố gắng loại bỏ các từ “ừ”, “à” trong đó.

“Hãy luyện tập trả lời một cách to, dõng dạc chứ không phải giữ nó trong đầu để câu trả lời của bạn có thể được truyền đi một cách tự tin”, Vernon khuyên. Và nên nhớ đừng có nhìn điện thoại hay nhìn quanh quá nhiều khi phỏng vấn. Hãy nhìn thẳng, cử chỉ tự tin và trả lời rõ ràng chính là những yếu tố then chốt để đảm bảo một buổi phỏng vấn thành công.

Xem thêm: Mẫu cv xin việc hay
[Read More...]


Dịch vụ kế toán uy tín nhất trên cả nước.



Dịch vụ kế toán tại Hà Nội: Uy tín – chuyên nghiệp - tiết kiệm chi phí
_______________________________________________
Công ty Kế Toán Hà Nội chuyên nhận làm dịch vụ kế toán Thuế cho mọi loại hình doanh nghiệp tại Hà Nội với một mức giá hợp lý và một chất lượng xứng đáng với sự tin tưởng mà doanh nghiệp giao phó: từ xử lý hóa đơn chứng từ kế toán, cho đến hoàn thiện sổ sách, thực hiện kê khai làm báo cáo thuế hàng tháng, quý hay quyết toán Thuế cuối năm…
_______________________________________________
Dịch vụ kế toán Thuế của chúng tôi có thể làm những gì cho bạn:

- Gói dịch vụ 1: Nhận làm dịch vụ kê khai, làm báo cáo thuế theo tháng, theo quý, quyết toán thuế cuối năm.
- Gói dịch vụ 2: Nhận làm sổ sách kế toán, BCTC năm.
- Gói dịch vụ 3: Dịch vụ kế toán Thuế trọn gói: bao gồm gói 1 và gói 2.
- Gói dịch vụ 4: Dịch vụ tư vấn soát xét, hoàn thiện sổ sách kế toán thuế trước khi cơ quan thuế xuống quyết toán.
- Gói dịch vụ 5: Quyết toán Thuế khi cơ quan thuế có quyết định thanh - kiểm tra tại doanh nghiệp.
- Gói dịch vụ 6: Tư vấn xây dựng bộ máy kế toán phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.
- Gói dịch vụ 7: Dịch vụ kế toán theo yêu cầu của của doanh nghiệp. 
________________________________________________
Quy trình thực hiện dịch vụ kế toán Thuế:

- Bước 1: Bạn hãy gọi điện theo số: 097.2627.797
Để nhận đươc sự tư vấn hỗ trợ ban đầu.
- Bước 2: Khảo sát tình hình thực tế tại Doanh nghiệp.
Chúng tôi sẽ cử nhân viên xuống khảo sát trực tiếp tại doanh nghiệp để biết tình hình thực tế của doanh nghiệp bạn, nhu cầu sử dụng dịch vụ và đưa ra tư vấn cơ bản dựa trên tình hình thực tế đó.
- Bước 3: Báo giá.
Sau khi khảo sát tình hình thực tế chúng tôi sẽ biết công việc của mình phải làm là gì để từ đó đưa ra mức chi phí phù hợp với doanh nghiệp.
- Bước 4: Làm hợp đồng và thực hiện dịch vụ:
Sau khi đã thống nhất về giá cả và cách thức thực hiện dịch vụ hai bên tiến hành ký hợp đồng và thực hiện hợp đồng theo đúng tiền độ. 
________________________________________________
Trách nhiệm của chúng tôi:
- Kiểm tra, soát xét, tư vấn tính hợp lý - hợp lệ - hợp pháp của toàn bộ hóa đơn - chứng từ mà Doanh nghiệp giao cho trước khi thực hiện kê khai thuế hay lên sổ sách kế toán.
- Liên tục cập nhật doanh thu – chi phí để lên kế hạch Thuế một cách hợp lý nhất nhằm tối ưu - tiết kiệm chi phí phải nộp cho doanh nghiệp.
- Lên và nộp báo cáo Thuế - sổ sách kế toán đúng thời hạn (có thông qua sự kiểm soát của doanh nghiệp).
- Phòng tránh và giảm thiểu các rủi ro về Thuế.
- Thực hiện tất cả các công việc giải trình liên quan đến vấn đề chứng từ, sổ sách kế toán với cơ quan thuế.
- Bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp nếu có xảy ra sai sót.
Chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp bảo vệ tối đa về lợi ích, giảm thiểu số thuế phải nộp thông qua đội ngũ nhân viên đều là những kế toán có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề kế toán.
_________________________________________________

Địa chỉ làm dịch vụ kế toán tại hà nội :

Cơ Sở 1 : Số 4 – Ngõ 322 – Lê Trọng Tấn – Thanh Xuân – Hà Nội.
Cơ Sở 2 : Phòng 202 – Tòa nhà P3 – Khu Đô Thị Việt Hưng – Long Biên – Hà Nội.
Cơ Sở 3 : P.1402 – Tháp A – Tòa Nhà Long Giang – 173 Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hà Nội.
Cơ Sở 4 : P.12A2 – Tòa Nhà Bình Vượng – 200 Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội.

Hotline : 097.2627.797 - Mr. Dũng
[Read More...]


Sai lầm cần tránh khi nhảy việc



Nếu bạn đang đứng trước ngã rẽ quan trọng này, ke toan ha noi chia sẻ với bạn hãy cân nhắc thật kỹ và tránh những sai lầm sau:

Thay đổi công việc mà không có kế hoạch

Đây là sai lầm lớn nhất khi "nhảy việc". Ngay cả khi có chiến lược, bạn cũng phải mất tới vài tháng để thay đổi nghề nghiệp thành công. Do đó, nếu đột ngột bỏ việc trong khi chưa tìm được công việc mới, bạn sẽ trong tình trạng "bơ vơ" một thời gian dài.

Bạn cần lập một kế hoạch chi tiết mọi vấn đề, từ tài chính đến quá trình tìm việc hay học thêm ra sao. Như vậy, bạn sẽ tránh được thất nghiệp trong một thời gian và vội vàng nhận làm một công việc mình không mong muốn.

Thay đổi nghề nghiệp vì bạn cảm thấy ghét công việc hiện tại

Hãy dành một chút thời gian để xem xét lại: liệu bạn có thực sự chán ghét công việc đó hay chỉ vì bạn không ưa sếp, do bạn không có các kỹ năng cần thiết? Sau khi xác định rõ ràng lý do mình muốn "nhảy việc", bạn có thể khắc phục được một số vướng mắc và tiếp tục công việc yêu thích của mình.

Thay đổi công việc vì tiền lương

Bạn nên thận trọng trước sức "quyến rũ" của những lời mời làm việc lương cao. Hãy nhắc nhở bản thân rằng: "tiền không mua được hạnh phúc", rằng bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn với công việc mình yêu thích. Còn với công việc có mức lương hấp dẫn kia, bạn sẽ phải trả cho những chi phí liên quan tới sức khỏe và stress.

Thay đổi công việc vì sức ép bên ngoài

Đừng để bố mẹ hay những người khác làm ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề nghiệp của bạn, nếu không bạn sẽ không thể làm tốt công việc như mong muốn, đồng thời gây ảnh hưởng tới mạng lưới quan hệ của bạn.

Thay đổi nghề nghiệp mà không tự đánh giá lại bản thân

Tự đánh giá bản thân là một bước quan trọng trong quá trình thay đổi công việc. Trước tiên, hãy đánh giá điểm mạnh, yếu, những cơ hội và thách thức của cá nhân. Sau đó lập một danh sách những kỹ năng bạn muốn đạt được dựa trên công việc, sở thích và tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của bạn. Việc này giúp bạn hiểu rõ bản thân mình hơn, từ đó có thể tìm được công việc phù hợp nhất.

Thay đổi nghề nghiệp dựa trên thành công của người khác

Luôn so sánh bản thân với người khác là một điều tự nhiên trong cuộc sống. Nhưng điều đó không có nghĩa là khi thấy cô bạn thân hay anh hàng xóm thành công trong một lĩnh vực nào đó, bạn sẽ "nhảy vào". Hãy nhớ rằng rập khuôn theo người khác sẽ không mang lại thành công cho bạn.

Thay đổi nghề nghiệp trong khi không có kinh nghiệm hay trình độ thích hợp

Khi thay đổi công việc, bạn phải tìm cách lấp đầy lỗ hổng giữa công việc cũ và mới về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm. Ngoài những kỹ năng chung (như kỹ năng giao tiếp), bạn cần bổ sung các kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực mới bằng cách đi học thêm, đăng ký thực tập, đề nghị làm việc không lương...

Bạn có nên tìm một lớp học kế toán cơ bản để lấy kinh nghiệm đi làm ?

Thay đổi công việc mà không cập nhập kỹ năng tìm việc mới

Những kỹ năng và công cụ tìm việc trước đây có thể không còn thích hợp ở thời điểm hiện tại. Bạn nên dành thời gian để cập nhập và áp dụng công nghệ mới trong việc viết sơ yếu lý lịch, kiểm soát mạng lưới quan hệ và kỹ năng trả lời phỏng vấn...
[Read More...]


Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị những kỹ năng gì



Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị những kỹ năng gì  khi đi xin việc
Khi bước vào năm học cuối cùng của giảng đường đại học, hầu hết các sinh viên không khỏi băn khoăn và lo lắng về việc tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Vậy, các bạn sinh viên phải chuẩn bị những gì khi đi xin việc và phỏng vấn xin việc? Sau đây hoc ke toan thue xin được chia sẻ cùng các bạn

Nhiều giám đốc tuyển dụng cho biết kinh nghiệm có liên quan đến công việc sắp tới của ứng viên là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định tuyển người. Thật không may, sinh viên mới ra trường thường xem nhẹ những trải nghiệm mà họ thu lượm được qua các đợt thực tập, công việc bán thời gian cũng như hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên, phần đông nhà tuyển dụng lại xem hoạt động tình nguyện cũng là dạng kinh nghiệm đáng ghi nhận.
Tự tin dù chưa có kinh nghiệm
Hầu hết các bạn sinh viên mới ra trường đều rất bỡ ngỡ trong quá trình tìm kiếm việc làm và tiếp cận với các doanh nghiệp để xin việc làm. Một điều dễ nhận thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp khi đăng thông tin tuyển dụng đều đòi hỏi ứng viên phải có kinh nghiệm trong khi sinh viên mới ra trường, nếu không có doanh nghiệp nào nhận vào làm, không đi làm thì lấy kinh nghiệm ở đâu?
Trả lời câu hỏi này, nhiều doanh nghiệp cho rằng, dù yêu cầu như vậy nhưng doanh nghiệp vẫn tiếp nhận hồ sơ của các bạn chưa có kinh nghiệm. Do đó các bạn không nên e ngại khi có ý định nộp hồ sơ xin việc vào các doanh nghiệp. Dù chưa có kinh nghiệm, chưa từng làm ở đâu nhưng trong thời gian thử việc, nếu các bạn thể hiện được khả năng của mình thì doanh nghiệp cũng không thể từ chối các bạn được!
Muốn tìm kiếm một công việc ổn định, bạn hãy chuẩn bị cho mình một hành trang xin việc đầy đủ.
Sinh viên mới ra trường: Tôi là ai?
Có thế nói rằng, việc xuất hiện ngày càng nhiều các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế lớn đã mang đến cho các bạn sinh viên mới ra trường rất nhiều cơ hội việc làm và tất nhiên cả cơ hội thăng tiến nữa. So với các tỉnh, thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đà Nẵng… thì các bạn sinh viên mới ra trường ở các tỉnh khác có ít cơ hội hơn nhưng không phải là không có.
Trước hết các bạn phải xem công việc đó có phù hợp, có đúng với chuyên ngành mà mình đã học hay không? Ngoài ra các bạn cần phải xem mình có những khả năng gì nổi bật mà trong công việc sắp tới mình có thể phát huy thế mạnh đó không? Khả năng giao tiếp, kinh nghiệm, các văn bằng chứng chỉ như Anh Văn, Vi tính… cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng, cộng điểm cho các bạn khi gửi hồ sơ xin việc. Đánh giá được khả năng và sở trường của mình sẽ giúp các bạn lựa chọn được công việc phù hợp với mình hơn và khả năng “lọt” vào “tầm ngắm” của nhà tuyển dụng cũng sẽ cao hơn.
Với các bạn sinh viên, trong quá trình học tập ở nhà trường thường tham gia các phong trào, hoạt động của đoàn, hội của trường sẽ giúp các bạn năng động hơn và các doanh nghiệp cũng đánh giá cao quá trình hoạt động xã hội này của các bạn. Do đó, khi đi phỏng vấn hay làm đơn xin việc các bạn phải thể hiện được năng khiếu nổi trội của mình. Việc các bạn đi làm bán thời gian, đi dạy kèm hay làm tiếp thị… trong quá trình học cũng là những điều kiện để các doanh nghiệp đánh giá cao bạn.
Bên cạnh đó, với không ít nhà tuyển dụng, điều mà họ muốn nhìn thấy nhất ở ứng viên là khả năng hòa nhập với công ty lẫn đồng nghiệp.
Bằng cấp không quyết định tất cả
Nền tảng học vấn của ứng viên cũng là yếu tố “ghi điểm” được thể hiện ở nơi học, chuyên ngành và bằng cấp. Hãy đảm bảo phần này có đề cập đến cả các khóa học khác và những dự án hoàn chỉnh nếu chúng có liên quan đến công việc.
Nhiều sinh viên băn khoăn rằng bằng cấp của các trường ở tỉnh không có thương hiệu bằng bắng cấp của các trường ở TP.HCM hay bằng của trường dân lập, tư thục… không bằng bằng của các trường công lập… như vậy khi đi xin việc sẽ không được các doanh nghiệp đánh giá cao?
Nhưng theo các doanh nghiệp và nhà tuyển dụng, văn bằng của các trường không phải là yếu tố quyết định, bằng của trường nào cũng được xem xét như nhau, quan trọng là khả năng làm việc, tiếp nhận và xử lý công việc của các bạn như thế nào trong quá trình làm việc thực tế. Do đó, trước khi trở thành nhân viên chính thức của các doanh nghiệp, các bạn sinh viên đều có thời gian để các bạn thử thách (có thể từ 1-3 tháng) qua đó doanh nghiệp sẽ đánh giá năng lực thực tế của các bạn và xem xét khả năng phù hợp của các bạn đối với công việc như thế nào? Cũng có thể trong quá trình thử việc các bạn cũng sẽ được tập huấn, bổ sung những kỹ năng, kiến thức cần thiết cho công việc mà các bạn tiếp nhận.
Vài năm đầu sau khi tốt nghiệp chỉ là khởi đầu của một quá trình khám phá lâu dài. Bạn có thể phải làm những công việc tẻ nhạt, hoàn toàn không phù hợp với tích cách.
Nhưng hãy nhớ rằng, không ai làm mãi một nghề. Khi cuộc sống của bạn có nhiều thứ để lo lắng hơn bạn sẽ ít phạm sai lầm trong nghề nghiệp hơn. Bạn sẽ học được nhiều từ những vấp ngã ban đầu.
"Sự nghiệp của mỗi người là một quá trình dài trong đó công việc đầu tiên chỉ là viên gạch khởi đầu. Từng bước, từng bước bạn sẽ nhận ra con đường sự nghiệp của mình"
Thể hiện lòng đam mê
Đam mê là ưu điểm hàng đầu mà nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên. Những người hết lòng với công việc cho thấy họ là nhân viên hiệu quả tiềm năng. Để trả lời câu hỏi: “Tại sao anh/chị muốn làm ở đây?”, trong mọi trường hợp bạn nên nhấn mạnh đến thế mạnh của công ty cũng như các thách thức ở vị trí mới. Thái độ “nhiệt tình hay hờ hững” với công việc không qua mắt được ban tuyển dụng và họ cũng sẽ cảm thấy tương tự như thế về bạn.
(Sưu tầm trên Internet)
Thông tin việc làm cho các bạn mời các bạn vui lòng xem tại: https://www.facebook.com/tuyenketoantonghop

[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Footer Widget#1

Return to top of page